Được tạo bởi Blogger.

Newsletter

Subscribe Our Newsletter

Enter your email address below to subscribe to our newsletter.

Bài viết

Simple Post

Simple Post 2

2 Column Post

Translate

Mag Posts

New Carousel

Combined Post

Combined Posts 2

Mag Post 2

Video Posts

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Followers

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Miễn dịch cộng đồng và hệ lụy khi tiêm vắc xin sởi sớm

Posted by Unknown at 17:48 0 Comments
Hồi nhỏ bị sởi (chứ chưa mắc quai bị) nên giờ rất tự tin đi long nhong trong viện. Nhìn thiên hạ đánh BYT một cách dã man mà thấy cũng tội nghiệp. Hôm nay tự nhiên được mấy cú điện thoại hỏi thăm nên tớ kể chuyện sởi cho các ấy nghe.

Sởi là một bệnh lây nhiễm mạnh nhất, thể hiện là nếu 1 người bị sởi thì sẽ lây cho 17 người cảm nhiễm khác (nếu 17 người này chưa nhiễm/chưa tiêm chủng). Các bà các mẹ nghĩ tiêm phòng sởi chỉ bảo vệ cho con cháu minh nhưng thực ra là có ích cho cả cộng đồng. Cái này gọi là hiệu ứng rìa do miễn dịch thừa kế (“Herd” immunity trong The Heirs – Những kẻ thừa kế phim Hàn Quốc ý). Miễn dịch được thừa hưởng là tình trạng một người cảm nhiễm sởi được bảo vệ bởi những người đã có miễn dịch với sởi sống xung quanh mình.




Cách đây hơn 100 năm, người ta đã có cả một phương trình toán học, đơn giản là thế này: C(t+1) = C(t)S(t)r.

Trong đó Ct là số ca mắc ở thời điểm t, C(t+1) là số ca mắc ở thời điểm t+1, St là số ca mẫn cảm/chưa được tiêm phòng trong thời điểm t và r là hệ số lây truyền. Theo phương trình này thì số ca mắc trong tương lai (t+1) sẽ tăng khi số người mẫn cảm (St) tăng và số ca bệnh (Ct) tăng. Nói cách khác, số ca mắc sởi sẽ giảm được khi số người cảm nhiễm St giảm, nghĩa là số người có miễn dịch/tiêm chủng tăng lên.

Thưc tế tỉ lệ tử vong do sởi cao nhất ở trẻ < 1 tuổi (37,7/1000 ca), giảm thấp nhất ở nhóm 2-14 tuổi (0,7/1000 ca) và cao trở lại ở người trên 55 tuổi (38.3/1000 ca).

Vấn đề tiếp là có nên tiêm phòng sớm (< 9 tháng) so với khuyến cáo chung hay không. Thực tế là cũng chẳng cần phải làm như vậy vì miễn dịch cộng đồng mới là quan trọng trong việc giảm số ca mắc mới. Việc tiêm phòng sớm cho trẻ cũng không có lợi. Khi tiêm vắc xin cho trẻ quá sớm, dẫn tới hiệu giá kháng thể của trẻ thấp, gây cản trở hiệu quả của mũi tiêm thứ 2. Từ đó giảm kháng thể của thế hệ này và đẩy thế hệ sau vào nguy cơ bị sởi. (ngắn gọn là cứ thử cố tiêm chủng sớm cho con của bạn đi rùi cháu của bạn sẽ bị sởi í).

Các nơi nhao nhao lên bán thực phẩm chức năng phòng chống sởi. Tớ biết thức ăn có thể giúp trẻ/người bị sởi có miễn dịch suốt đời với sởi, đảm bảo cả đời hem bao giờ bị sởi nữa . Ai có nhu cầu tớ có thể hướng dẫn cách sử dụng các thực phẩm sau (hướng dẫn trực tiếp tại bàn): vine Pháp, canelé de Bordeaux, crème brûlée và tiramisu... ))))

ThS. BS. Vũ Quốc Đạt
Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương

Trước đó TS. BS. Phúc có nói (khi những ca đầu tiên trong vụ dịch sởi xuất hiện):

"Thông tin bùng phát dịch sởi ở trẻ em đã được đăng tải trên các báo và cũng đã chính thức lên sóng trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hầu hết những trẻ mắc sởi đều chưa được tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm chưa đủ. Tuy nhiên, có lẽ những người làm công tác tiêm chủng đều biết đến hiện tượng "Herd Immunity" hay "Community Immunity" - gọi nôm na là "Miễn dịch Cộng đồng" - "Herd Immunity" có nghĩa là trong một quần thể nhạy cảm, nếu tỷ lệ bao phủ của vắc xin đạt tới một ngưỡng nào đó (với hầu hết các loại vắc xin, ngưỡng là > 80%; với sởi thì cao hơn, khoảng > 90%) thì những cá thể chưa được tiêm vắc xin đó trong quần thể cũng sẽ được bảo vệ một cách gián tiếp, do sự lan truyền của bệnh được hạn chế. Với những số liệu báo cáo hàng năm, tỷ lệ bao phủ của vắc xin sởi cho trẻ em nước ta đều đạt từ 95-98%, vậy tại sao dịch sởi vẫn bùng phát?"

TS. BS. Phan Hữu Phúc

Share This Post

Get Updates

Subscribe to our Mailing List. We'll never share your Email address.

0 nhận xét:

Recent Articles

Blogroll

Recent News

back to top