> Bản nhạc Tiếng Hát Nửa Vời (pdf)
Nhạc Sĩ Trần Trịnh, tên thật là Trần Văn Lượng, sinh năm 1937 tại Hà Nội. Vào Nam năm 1945.
Học Nhạc với Thầy Remy Trịnh Văn Phước (Tiến sĩ âm nhạc tại Roma), vì vậy ông lấy tên là Trần Trịnh.
Tác phấm đầu tay của ông là "Cung Đàn Muôn Điệu", phổ biến năm 1954.
Tác phẩm nổi tiếng "Chuyến Xe Về Nam" được phổ biến năm 1955.
Ông đã phổ bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti Gôn" của T.T.KH. vào năm 1957.
Từ năm 1958-1968, ông tạm ngưng sáng tác để nghiên cứu về nhạc.
Năm 1968, ông sáng tác bản "Lệ Đá", lời của Hà Huyên Chi. Cùng năm ấy, ông điều khiển chương trình Đại Hợp Tấu và Hợp Xướng "Đống Đa" trên Đài Truyền Hình.
Cộng tác với Nhạc sĩ Nhật Ngân và Nhạc sĩ Lâm Đệ, lấy tên chung là TRỊNH LÂM NGÂN, với những tác phẩm nổi tiếng như: " Xuân Này Con Không Về", "Mùa Xuân Của Mẹ", "Thu Xuân Trên Rừng Cao", "Qua Cơn Mê", "Yêu Một Mình"...
Ca khúc "Tiếng Hát Nửa Vời", sáng tác năm 1975.
Ông
đến Hoa Kỳ năm 1995 và hiện định cư tại California. Tác phẩm mới nhất
năm 2006: Chiếc Lá Cuối Cùng, phổ bài thơ "La Dernière Feuille".
Cuộc Đời, Vũ Trường và Âm Nhạc
Mời quý vị thưởng thức ca khúc Tiếng Hát Nửa Vời
(Bấm vào tên người trình bày để nghe nhạc)
Nhạc & lời: Trần Trịnh - Hòa âm: Thanh Trang (Covina, CA - USA)
Tiếng hát: Tâm Hảo (Richmond, VA - USA) - Tiếng hát: Vũ Trung Hiền (Pasedena, CA - USA)
Về bài “Tiếng Hát Nửa Vời” của Trần Trịnh
Nhạc
sĩ Trần Trịnh có ba bài hát mà tôi rất thích. Một là bài “Cung đàn muôn
điệu” mà tôi vẫn thường nghe trên Đài Phát Thanh Sài Gòn năm tôi mười
bốn mười lăm tuổi. Hai là bài “Lệ Đá”, lời thơ của Hà Huyền Chi, mà tôi
nghe vào cuối thập niên 60. Còn bài thứ ba,“Tiếng Hát Nửa Vời”, thì mãi
về sau này, sau năm 75, tôi mới có dịp nghe; lần đầu tiên là qua tiếng
hát của Anh Ngọc. (Thời gian bài hát Tiếng Hát Nửa Vời đuợc phổ biến ở
Sài Gòn thì lại nhằm thời gian tôi du học ở Hoa Kỳ rồi sau đó thì lại
bận vời công việc giảng dạy, soạn bài soạn vở tại Viện Đại Học và ở Võ
Bị Quốc Gia trên Đà Lạt, ít có thời gian để “đụng” đến chuyện văn nghệ!)
Bài
“Cung Đàn Muôn Điệu” thì mấy năm trước đây tôi đã có soạn hòa âm để
“hòa tấu” và bạn Phan Anh Dũng của chúng ta cũng đã đưa nó vào trang
Nhạc của Cỏ Thơm qua tiếng hát của anh Vũ Trung Hiền. Tôi đàn vì tôi thích, và anh Hiền anh ấy hát cũng vì anh ấy thích!
Bài
“Lệ Đá” thì sở dĩ tôi chưa từng “động” đến vì nó đã đuợc phổ biến rộng
khắp trước kia; khác với bài “Cung Đàn Muôn Điệu” mà giờ đây hình như
hiếm mấy ai còn nhớ đến, tuy về mặt âm nhạc mà nói thì ai khác không
biết sao chứ riêng tôi chưa thấy sau năm 75 có bài nào với giai điệu,
theo thể “Rhumba”, đặc sắc như thế!
Riêng bài
“Tiếng Hát Nửa Vời” thì ngoài giai điệu đẹp một cách đặc biệt của bài
hát, được thể hiện bằng một cấu trúc cho tiết điệu ¾ cũng “đặc biệt”
nốt, thì lời hát lại rất gần gụi với sở thích riêng của tôi. Lời lẽ thì
cũng cái kiểu mộc mạc, rõ ràng, dung dị nhưng có ý có nghĩa như trong
bài Cung Đàn Muôn Điệu khi xưa vậy! Có mấy thuở mà trong những bài hát
thuộc dạng “trữ tình” mà ta có những câu kiểu như “Thành ra lắm khi mình
nghĩ không nên hẹn hò..” ? Chất “Thơ” trong thơ hay ca từ đâu có phải
cứ làm cho ra vẻ “Thơ” là đã “Thơ” ?
Duy chỉ có mấy chữ “Ora e sempre” trong bài hát là tôi nghe không mấy thuận tai, do đó thú thực là từ bấy đến nay tôi không thích lẩm nhẩm hát bài này những lúc rảnh rỗi quanh quẩn trong nhà như người ta vẫn hay làm thì cũng chỉ vì ba cái chữ gốc La-tinh đó! Mà nghĩa của mấy chữ đó thì cũng chả có linh thiêng hoặc bí hiểm gì cho cam! Nó chỉ có nghĩa “Bây giờ và mãi mãi về sau”! Thực ra thì người Ý họ vẫn quen xử dụng đến bốn chữ là “Ora e per sempre” (dịch ra tiếng Pháp là “Maintenant et pour toujours” ) ! Tôi mà viết được bài hát đặc sắc như thế thì ở chỗ đó tôi đã viết “Ngàn sau vẫn thế”, để mở vần cho câu kế tiếp: “ân tình là trời mê!”
Duy chỉ có mấy chữ “Ora e sempre” trong bài hát là tôi nghe không mấy thuận tai, do đó thú thực là từ bấy đến nay tôi không thích lẩm nhẩm hát bài này những lúc rảnh rỗi quanh quẩn trong nhà như người ta vẫn hay làm thì cũng chỉ vì ba cái chữ gốc La-tinh đó! Mà nghĩa của mấy chữ đó thì cũng chả có linh thiêng hoặc bí hiểm gì cho cam! Nó chỉ có nghĩa “Bây giờ và mãi mãi về sau”! Thực ra thì người Ý họ vẫn quen xử dụng đến bốn chữ là “Ora e per sempre” (dịch ra tiếng Pháp là “Maintenant et pour toujours” ) ! Tôi mà viết được bài hát đặc sắc như thế thì ở chỗ đó tôi đã viết “Ngàn sau vẫn thế”, để mở vần cho câu kế tiếp: “ân tình là trời mê!”
Còn giai điệu bài hát “Tiếng Hát Nửa Vời” thì, như đã nêu ở trên và theo sở thích của riêng tôi, đẹp một cách đặc biệt!
Thanh Trang
Nam Cali, Thu 2007
Nam Cali, Thu 2007
Nguồn cothommagazine
0 nhận xét: