Được tạo bởi Blogger.

Newsletter

Subscribe Our Newsletter

Enter your email address below to subscribe to our newsletter.

Bài viết

Simple Post

Simple Post 2

2 Column Post

Translate

Mag Posts

New Carousel

Combined Post

Combined Posts 2

Mag Post 2

Video Posts

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Followers

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Cho con ăn dặm kiểu Nhật: Vì sao mẹ đã không thành công?

Posted by Unknown at 19:31 0 Comments
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật đã nhanh chóng lan truyền rộng rãi, nhiều người đã thành công nhưng cũng không ít người thất bại hoặc đành biến hóa thành “nửa kiểu Nhật, nửa kiểu Việt Nam”.
Khi con bắt đầu bước sang tuổi ăn dặm, chị Hiền (Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) đã tìm hiểu nhiều tài liệu, “cày nát” các diễn đàn và rất tâm đắc với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. 

Phương pháp này mang lại nhiều tiện ích cho mẹ và nhất là cho con. Bởi không quá chú trọng đến lượng ăn mà quan tâm đến sự thích thú của con, nên con không rơi vào tình trạng bị ép ăn, rồi chán ăn, sợ ăn. 

Chị Hiền đã in đầy đủ các tài liệu hướng dẫn, thực đơn ăn dặm theo từng thời kì với tinh thần hào hứng và niềm tin…chắc thắng . Tuy nhiên, cho đến lúc này, khi bé Phương Anh vừa tròn 1 tuổi, chị phải thừa nhận là mình đã thất bại.

Không chỉ chị Hiền mà rất nhiều bà mẹ khác cũng chia sẻ trên các diễn đàn về sự thất bại của mình. Kế hoạch áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật bị... phá sản hoàn toàn hoặc chuyển sang dạng nửa Nhật nửa Việt Nam (cho ăn thô đúng thời kì nhưng vẫn phải đi ăn rông, chơi trò chơi, xem tivi…).

Nguyên nhân là do đâu?


Thiếu kiên nhẫn

Đây được coi như “rào cản” lớn nhất trên đường đi đến thành công. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là họ cố gắng ép, tìm mọi cách để ép như: vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem TV, đi rông…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 1-5 tuổi sẽ có những giai đoạn biếng ăn sinh lý. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Có thể thay đổi thực đơn, đẩy xa khoảng cách bữa ăn hoặc chia nhiều bữa nhỏ, ăn thêm hoa quả, sữa chua, các chế phẩm từ sữa nhiều dinh dưỡng, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.


Nên cho con ngồi ghế tập ăn đúng thời điểm.

Chị Xuân (Dịch Vọng, Cầu Giấy) chia sẻ: Bé Duyên biếng ăn đến hơn 3 tuổi, có khi một năm chỉ lên được 3-4 lạng. Nhưng khi sang tuổi thứ 4, cháu ăn uống tốt hẳn lên, cân nặng, chiều cao tương đương, thậm chí còn nhỉnh hơn các bạn cùng trang lứa. 

Nói như ông cha xưa, qua “đốt” rồi con sẽ lại ăn tốt. Vì thế không nên quá ép trẻ dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.

Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm 

Chị Hiền cho rằng một trong những nguyên nhân thất bại của chị là không cho bé ngồi vào ghế ăn ngay từ đầu. Chị mua ghế khi cháu đã sang tháng thứ 10, biết trèo leo nghịch ngợm và đúng vào giai đoạn biếng ăn. Vì thế cháu không hợp tác với mẹ, ngồi được 5-10 phút là đứng dậy, trèo lên đòi ra ngoài. 

Các mẹ hãy cho trẻ ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Trẻ dần rèn luyện thói quen đến bữa ăn là ngồi ghế, ăn xong mới được đi chơi. Như thế cả mẹ và bé đều khỏe và nhàn.

Mắc bệnh so sánh 

Những bậc làm cha mẹ thường không thoát khỏi thói thường tình là hay so sánh con mình với con người khác để rồi không chịu được áp lực từ chính bản thân và những người xung quanh. Mà nếu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường sẽ không bụ bẫm vì họ không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, lanh lợi là được.

Chị Hiền bức xúc vì thường xuyên phải nghe những lời than phiền rằng con còi quá, mẹ không biết chăm. Họ hàng nội ngoại đều bảo phải ép chứ, trẻ con mà, đứa nào chẳng phải ép, cứ học tập cái gì ở đâu đâu, nó ăn được mới có sức, phải ép ăn dạ dạy nó mới to ra, mới “quen dạ” để ăn được nhiều hơn… Bản thân chị nhìn con người ta mập mạp cũng thấy chạnh lòng. Dù con nhanh nhẹn, thông minh,biết nhiều điều hay nhưng mẹ vẫn không thỏa lòng về cái sự ăn của con, thế là lại chặc lưỡi “thôi thì…cứ ép.” 


Ăn uống phải là niềm vui thích của trẻ

Bất đồng quan điểm trong gia đình và “phó mặc” cho người giúp việc

Một yếu tố giúp các bậc cha mẹ thực hiện thành công phương pháp này là phải có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc. Chị Lan (Thanh Xuân Bắc) tâm sự: mình đi làm, bà nội ở nhà cho cháu ăn, nó mà không ăn thì bà sẽ cho đi rông. Bà cứ chủ trương ăn nhiều mới tốt, mới khỏe. 

Nhiều gia đình có người giúp việc cũng lâm vào cảnh “trên dưới không thông”. Cho bé ăn được thì mới hoàn thành nhiệm vụ. Bố mẹ đi làm cũng không thể kiểm soát hết tình hình ở nhà. Có lần chị Mai đi làm về sớm, lúc bác giúp việc đang bế con gái chị ra trước ngõ cho ăn. Nếm thử cháo thấy mặn quá, chị hỏi, bác ấy bảo: tôi cho 1 thìa nước mắm, ăn nhạt thế làm sao ăn được?!! 

Trên đây là những trở ngại thường gặp khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Không có cách nào khác là bố mẹ phải luôn tâm niệm “kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn”, ắt rồi sẽ đến ngày được “hái quả ngọt”! 

Phan Hiền

0 nhận xét:

Ăn dặm kiểu Nhật lợi đủ đường?

Posted by Unknown at 19:28 0 Comments
Ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm kiểu Việt – mẹ chọn cách nào để tập cho bé nết ăn ngoan? Sau đây mẹ Game xin chia sẻ lựa chọn của mình đối với hai phương pháp trên:
Những năm gần đây, phong trào tập cho con ăn dặm theo kiểu Nhật được nhiều mẹ Việt trẻ ủng hộ và áp dụng; hiệu quả của nó được thể hiện rõ qua nết ăn ngoan của trẻ em Nhật Bản. Điểm khác biệt nổi bật của ăn dặm kiểu Nhật là mẹ thúc đẩy quá trình ăn thô sớm và bé được cho ăn từng thức ăn riêng biệt, giúp kích thích, phát triển vị giác, tạo cảm giác thích thú khi trẻ khám phá bữa ăn.
Tuy nhiên, đối với các mẹ Việt, áp dụng ăn dặm kiểu Nhật gặp khá nhiều khó khăn: (1) Phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu, thức ăn cho bé; (2) Kiến thức về ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu được truyền đạt qua mạng Internet, các mẹ không được tiếp thu thực tiễn từ những người đi trước (nói cách khác, vừa tiến hành, các mẹ lại phải vừa dò dẫm tìm đường đi); (3) Khó khăn lớn nhất là phương pháp này không được sự ủng hộ của người nhà (chồng, ông bà nội ngoại, họ hàng..), do nó có nhiều khác biệt với phương pháp ăn dặm truyền thống, mà các mẹ Việt lại chịu sự tác động rất lớn từ người nhà khi tập cho bé ăn dặm.
Ăn dặm kiểu Nhật lợi đủ đường? - 1
Bé sẽ có nết ăn ngoan khi được mẹ 'huấn luyện' ăn dặm kiểu Nhật? (Ảnh minh họa).

Trong khi đó, ăn dặm kiểu Việt ngày càng thiếu tính thuyết phục do tình trạng bé biếng ăn, bé ăn rong khắp đầu làng ngõ phố. Thật ra, mẹ Game nghĩ, không phải là phương pháp ăn dặm kiểu Việt có vấn đề. Hiện nay, Viện Dinh Dương Quốc gia vẫn hướng dẫn các mẹ nấu cháo theo phương pháp này; ông bà, cha mẹ và chính chúng ta cũng lớn lên bởi cách ăn dặm này. Vấn đề nằm ở chỗ cách nghĩ, quan điểm của bản thân các mẹ khi tập cho con ăn dặm. Tình trạng phổ biến ở đây là bé thường bị ép ăn lượng cháo nhiều hơn so với nhu cầu; mẹ kiêng để thừa cháo vì cho rằng bé sẽ biếng ăn; mẹ tìm mọi cách để bé ăn hết khẩu phần cháo (chơi đồ chơi, xem ca nhạc, đi rong khắp đầu làng ngõ phố…) …
Theo mẹ Game, nếu các mẹ thay đổi quan điểm của mình, và tiếp cận với những suy nghĩ tích cực sau thì hiệu quả sẽ khác:
* Ăn dặm chỉ là quá trình giúp bé làm quen với thức ăn, đồng thời tập cho bé các thói quen, các kỹ năng ăn uống tốt, không nên gây sức ép với bé tạo tâm lý chán ghét thức ăn. Nhất là đối với bé dưới 1 tuổi, ngoài đồ ăn dặm ra, sữa mẹ (hoặc sữa bột) vẫn là nguồn cung cấp chính năng lượng cho bé.
* Mỗi bé có một thể chất, xu hướng, sở thích khác nhau, mẹ cần hiểu được đặc điểm riêng của bé để có thể điều chỉnh cách ăn dặm thật phù hợp.
* Khi bé từ chối món ăn, hãy suy nghĩ em bé cũng như chính bạn, có khi khỏe, khi mệt, khi vui vẻ, khi lại chả muốn ăn gì… Mẹ hãy thử đổi món ăn cho bé, nếu bé vẫn từ chối thì hãy tôn trọng quyết định của bé, rồi bé sẽ ăn sau.
* Không cần thiết mất nhiều thời gian chuẩn bị cầu kỳ cho món ăn của bé, bởi khi bé từ chối, bạn sẽ rất tức giận và bữa ăn sẽ trở thành trận chiến khi bạn cứ ép mà bé lại không ăn.
Các mẹ không nên chỉ nhìn hiệu quả tuyệt vời của ăn dặm kiểu Nhật mà cứng nhắc áp dụng theo phương pháp này. Các mẹ cần nhận rõ điểm khác biệt lớn giữa mẹ Nhật và mẹ Việt, đó là mẹ Nhật giành thời gian ở nhà chăm con hoàn toàn, không bận rộn với công sở. Trong khi mẹ Việt vừa phải lo việc nước, vừa phải đảm việc nhà, nên việc cho con ăn dặm theo kiểu Nhật khó khả thi đối với mẹ Việt, nhất là khi phương pháp này lại không được ngươi nhà ủng hộ.
Theo mẹ Game, các mẹ nên lựa chọn cả hai phương pháp: ứng dụng những ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật vào ăn dặm kiểu Việt để tạo cho con thói quen ăn uống tốt. Mẹ Game vẫn nấu cháo theo phương pháp Việt Nam nhưng tăng dần độ thô của cháo theo tháng tuổi của bé, sử dụng ghế tập ăn và quan trọng nhất là có  cách nghĩ tích cực như ở trên. Kết quả hiệu nghiệm thấy rõ, mẹ Game tẩy chay hoàn toàn “ăn rong kiểu Việt Nam” và đã tạo được cho bé một nết ăn ngoan.
Trên đây là chia sẻ của mẹ Game về lựa chọn của mình trong phương pháp tập cho con ăn dặm. Mong các mẹ có lựa chọn phù hợp để mỗi bữa ăn của bé luôn là niềm vui của cả nhà!

Theo eva

0 nhận xét:

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Posted by Unknown at 19:24 0 Comments
Trẻ sơ sinh không cần học tự bé cũng biết bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình bởi đó là bản năng của bé. Nhưng khi đến tuổi ăn dặm, đối với thức ăn khác ngoài sữa, bé cần được tập ăn. Đã từ lâu, người Nhật nuôi con ăn dặm theo một phương pháp khoa học khá đơn giản và dễ thực hiện.
Trẻ em Nhật Bản trên toàn quốc đều được mẹ chúng tập ăn theo phương pháp này. Nhật Bản là quốc gia châu Á, lương thực chủ yếu của người Nhật là lúa gạo, thức ăn của họ cũng được chế biến từ cá, thịt, trứng, rau, củ, quả … Do đó, có thể nói phương pháp ăn dặm của Nhật dễ áp dụng với người Việt Nam.
Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng tuổi. Việc tập ăn cho bé được thực hiện từng bước từng bước (step-by-step) suốt quá trình ăn dặm. Bé sẽ được tập ăn thức ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần trong khoảng thời gian hợp lý. Mỗi giai đoạn tập ăn không quá dài nên bé không bị chán khi phải ăn một chế độ ăn quá lâu. Chính điều đơn giản này giúp bé duy trì sở thích ăn uống và ăn ngon miệng.
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật
 Hình ảnh minh họa về độ thô của cháo, cà rốt, cá
Trong quá trình ăn dặm, ngoài việc tập ăn thức ăn, bé còn được học kỹ năng nhai thức ăn. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn. Ngoài ra, bé còn được học kỹ năng bốc thức ăn bằng tay, ghim thức ăn bằng nĩa, xúc thức ăn bằng muỗng. Tất cả những kỹ năng đó sẽ giúp bé sớm biết ăn một cách độc lập. Khi được tự mình bốc, ghim, xúc thức ăn, được tự thưởng thức món ăn, được tự cảm nhận mùi vị của món ăn, bé sẽ cảm thấy rất thú vị với bữa ăn của mình.
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật
Bé tập ăn qua bốn giai đoạn
Vì được tập ăn từng bước từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn được nhiều loại thức ăn từ cá, gà, bò, heo, trứng, tôm cho đến các loại rau, củ, quả. Bé được tập ăn cháo trắng với thức ăn riêng nên bé biết phân biệt mùi vị của từng loại thực phẩm. Từ đó bé biết mình thích món nào và không thích món nào một cách rõ ràng. Lên 1 tuổi, bé bắt đầu được tập ăn cơm nát rồi ăn cơm. 15 tháng tuổi, bé ăn được cơm và thức ăn gần như người lớn. 18 tháng tuổi bé có thể tự mình xử lý một phần suất ăn. Vai trò của người mẹ lúc này chỉ là hỗ trợ thêm đôi chút. Do đó, các bà mẹ Nhật không quá vất vả trong việc ăn uống của con.
Giai đoạn 1 (5~6 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn. Ban đầu nên cho bé ăn từ ít đến nhiều: 2 ngày đầu tiên cho bé ăn 1 muỗng (15 ml), 3 ngày tiếp theo 2 muỗng (30 ml), 3 ngày tiếp theo 3 muỗng (45 ml) , 7 ngày tiếp theo 4 muỗng (60 ml) … Từ khi bắt đầu ăn dặm, bé được tập ngồi vào ghế ăn nên dần dần bé có thói quen ngồi ghế ăn rất nghiêm túc và vui vẻ.
Gạo là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé và không gây dị ứng. Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, tuần đầu tiên chỉ cho bé ăn cháo trắng nghiền nhuyễn, rây qua lưới (không nêm gia vị), đặc biệt người Nhật không tập cho bé ăn vị ngọt từ đường khi bắt đầu ăn dặm, từ tuần thứ hai trở đi có thể cho bé ăn thêm một chút rau, củ, quả. Rau bina (còn gọi là rau chân vịt hay cải bó xôi) là loại rau xanh giàu vitamin và dễ tiêu hóa nên người Nhật thường dùng để chế biến món ăn dặm cho bé (chỉ dùng phần lá, bỏ cuống). Giai đoạn này cho bé ăn cháo dạng bột tỉ lệ 1:10 (5 ml gạo + 50 ml nước).
Điều quan trọng là thức ăn cho bé phải trơn và ngon. Thức ăn của bé được nghiền thành bột, sau đó thêm bột gạo vào để tạo độ trơn thích hợp để bé dễ nuốt. Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không ăn, không nên ép bé ăn mà hãy ngừng khoảng 2~3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại. Giai đoạn này chủ yếu là tập cho bé nuốt thức ăn dạng bột, làm quen với các vị thức ăn khác ngoài sữa và làm quen với việc ăn bằng muỗng.
Muối không tốt cho thận của bé, vì vậy giai đoạn này không cần nêm muối. Đối với bé ở giai đoạn này, vị nước dashi và nước rau luộc là đủ. Nước dashi là loại nước dùng được nấu từ rong biển và cá ngừ khô bào mỏng, nước rau luộc được nấu từ 3 loại rau trộn lẫn (hành tây, cà rốt, bắp cải) luộc lấy nước. Hai loại nước dùng này có vị ngọt tự nhiên và giàu vitamin. Nếu áp dụng trong điều kiện ở Việt Nam thì có thể thay nước dashi bằng nước luộc thịt gà cũng có vị ngọt tự nhiên. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác và hải sản như tôm, cua, bạch tuộc, các loại ốc, mì sợi lúa mạch đen, thịt, sữa bò là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé. Do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
Giai đoạn 2 (7 - 8 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn bé biết nhai trệu trạo, bé có thể đẩy mạnh lưỡi lên hàm trên để làm tan thức ăn, nên những món hấp có độ mềm như cháo không cần nghiền nhuyễn bé cũng có thể ăn được. Giai đoạn này nên tăng chủng loại thực phẩm để bé làm quen với nhiều vị thức ăn khác nhau. Thức ăn của bé chỉ cần nghiền nhỏ (không cần nghiền thành bột) và cho thêm bột gạo tạo độ trơn để bé dễ nuốt.
Có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc các loại cá có thịt màu đỏ. Nên thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Những loại rau mềm như rau bina chỉ cần nấu mềm đi một nửa là vừa. Có thể cho bé ăn mì sợi nấu mềm như cháo 1:7, cắt nhỏ sao cho bé có thể bốc ăn bằng tay. Bé rất thích nuốt mì hoặc thức ăn dạng sợi dài 2~3 cm (nui, bánh canh, phở, bún). Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7 (10 ml gạo + 70 ml nước).
Giai đoạn 3 (9 - 11 tháng tuổi)
Ở giai đoạn này, cho bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính. Bé đã có thể nhai tốt thức ăn bằng lợi. Vì vậy, thức ăn được nấu mềm sao cho bé có thể nhai bằng lợi (độ mềm như chuối là vừa). Có thể tập cho bé ăn những món ăn cứng hơn một chút. Thức ăn của bé được cắt to khoảng 0,5 cm, dài khoảng 2 ~ 3 cm để bé có thể tự bốc ăn hoặc cầm nĩa ghim thức ăn cho vào miệng.
Bé có thể ăn được hầu hết các loại rau. Có thể cho bé ăn cả phần cuống rau bina (cắt nhỏ). Bé có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng trứng. Tuy nhiên, nên cho bé ăn trứng chín hoàn toàn. Bé có thể ăn hầu hết các món cá nấu chín. Nên cho bé ăn thêm gan gà, các loại thịt có màu đỏ, đậu quả, đậu hũ để bổ sung chất sắt. Giai đoạn này cho bé ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5 (20 ml gạo + 100 ml nước).
Giai đoạn 4 (12 - 15 tháng tuổi)
Bé ăn mỗi ngày 3 bữa chính cùng thời gian với bữa ăn của người lớn. Giai đoạn này bé có thể ăn được thức ăn to và cứng hơn giai đoạn trước. Có thể cho bé ăn cơm nát rồi đến cơm. Ngoài ra, tập cho bé tự ăn bằng muỗng và nĩa. 
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật
Bé ngồi ghế ăn
Mục tiêu của giai đoạn này là cho bé ăn thức ăn giàu dinh dưỡng để hướng đến việc ngừng cho bé uống sữa bột. Lúc này, bé có thể ăn gần như người lớn, vì vậy nên cho bé ăn cân bằng dinh dưỡng bằng nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, thức ăn của bé vẫn được nêm nhạt. Lượng muối nêm cho bé bằng 1/4 muỗng nhỏ (1 muỗng nhỏ bằng 2,5 g).
Để tập cho bé biết tự ăn, nên chế biến các món mà bé có thể tự bốc ăn như các món làm từ bánh mì lát hoặc cơm nắm. Nên tạo thức ăn có hình dạng và màu sắc bắt mắt để bé thích ăn hơn. 
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật
Cách nấu cháo từ gạo
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật
 Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
Phương pháp cho bé ăn dặm kiểu nhật
Bảng lượng thức ăn cho mỗi bữa
Bài này nhằm giới thiệu đến những người mẹ có con sắp đến tuổi ăn dặm và những người mẹ đang nuôi con ăn dặm phần nội dung chính về “phương pháp ăn dặm của Nhật”. Mong rằng với phương pháp này, các mẹ sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức trong chuyện ăn uống của con, và các bé sẽ cảm thấy việc ăn là niềm vui chứ không phải cực hình với những món ăn ngon, đa dạng, bổ dưỡng.
Đào Thị Mỹ Khanh

0 nhận xét:

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

BV Từ Dũ: Khó tin sản phụ 28 tuổi sinh cùng lúc 5 thiên thần

Posted by Unknown at 02:27 0 Comments

Chuyển dạ khi thai kỳ mới được 33,5 tuần, bằng phương pháp phẫu thuật bắt con các bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ đã giúp người mẹ cho ra đời cùng lúc 5 thiên thần. Được biết đây là trường hợp mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Tối 17/3 bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện thành công ca mổ bắt con cho ca sinh năm của người mẹ 28 tuổi. Sản phụ vừa cho ra đời cùng lúc 5 thiên thần là chị L.H.A.T. (28 tuổi, ngụ tại quận 5, TPHCM).
Sinh nhiều cùng lúc thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và các bé
Sinh nhiều cùng lúc thường ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và các bé
Được biết do hiếm muộn nên vợ chồng chị A.T. đã thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Khi thai kỳ mới được 33,5 tuần thì sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ và được chuyển đến bệnh viện Từ Dũ. Nhờ sự giúp sức của các bác sĩ cả 5 bé chào đời (3 trai, 2 gái) đều khỏe mạnh với cân nặng lần lượt là 2kg; 1,8kg; 1,5kg và hai bé cùng có cân nặng 1,3kg.
Sau ca mổ, sản phụ hiện đang được chăm sóc tại phòng hậu phẫu cả 5 con của chị được chuyển đến chăm sóc tại phòng Dưỡng nhi. Đây là một ca sinh khó nhưng cả mẹ và các con đều vượt cạn an toàn.
Trước đó, tại bệnh viện Từ Dũ cũng đã thực hiện thành công ca mổ bắt con cho ca sinh 4 bé gái là sản phụ T.T.T. (31 tuổi ngụ tại Đồng Tháp). Tuy nhiên, chị T. là trường hợp mang thai tự nhiên.
Theo nhận định của các bác sĩ, sản phụ L.H.A.T. là trường hợp mang thai bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhằm tăng cơ hội mang thai cho các trường hợp thực hiện phương pháp này, bác sĩ thường đặt nhiều phôi thai vào tử cung. Nhiều khả năng các phôi thai của chị A.T. đều phát triển khỏe mạnh nhưng do ham con nên chị đã không bỏ bớt phôi thai.
Vân Sơn(Dantri)

0 nhận xét:

Recent Articles

Blogroll

Recent News

back to top